Tuỳ vào từng quy mô và đặc tính ngành hàng mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những những bộ phận và vị trí phụ hợp.
Có những bộ phận nào trong phòng marketing?
- Brand team: chịu trách nhiệm quản lý và phát triển thương hiệu của công ty, bao gồm các hoạt động như xây dựng và bảo vệ thương hiệu, định hình chiến lược thương hiệu, quản lý các dự án thương hiệu
- Performance Marketing team: Chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức chiến dịch quảng để nhằm đạt được mục đích chuyển đổi cho doanh nghiệp.
- Comunity team: Chịu cách nhiệm xây dựng và quản lý các hoạt động, chiến dịch truyền thông, PR, Booking, event, seeding của doanh nghiệp
- Content Marketing team: chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý và phân phối nội dung của doanh nghiệp đến đúng đối tượng khách hàng.
- Trade marketing team: quản lý và tổ chức chiến dịch quảng cáo đối với các đối tác bán lẻ hoặc đại lý.
- Digital marketing team: chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển các hoạt động marketing trên môi trường số của doanh nghiệp
- R&D marketing team: nghiên cứu và phát triển các hoạt động, xu hướng về sản phẩm – khách hàng để từ đó làm dự liệu cải tiến, định hướng cho các hoạt động marketing trong tương lai.
- Account team: chịu trách nhiệm tương tác, tư vấn, truyền tải thông tin giữa khách hàng với các bộ phận marketing khác bên trong doanh nghiệp (áp dụng cho loại hình Agency)
- Creative team: chịu trách nhiệm sáng tạo từ đó giúp phòng marketing làm nên các hoạt động chiến dịch marketing độc đáo
Ngoài ra còn nhiều bộ phận khách, việc có bao nhiêu bộ phận sẽ phụ thuộc và quy đặc tính ngành hàng và mô hình của doanh nghiệp để quyết định.
Khi doanh nghiệp đã xác định các bộ phận trong phòng marketing, tiếp đến cần xác địnhh cấu trúc và các vị trí nhân sự cần có trong các phòng ban. Để làm tốt điều này, bạn cần biết và hiểu về các cấp độ nhân sự trong phòng marketing.
Vậy trong phòng marketing có các cấp độ nhân sự nào?
- Quản lý cấp cao: thường là vị trí CMO, Brand manager…
- Quán lý cấp trung: là các vị trí trưởng phòng, trưởng các bộ phận trong phòng marketing được gọi là Manager
- Các vị trí cận cấp trung có nhiệm vụ hỗ trợ, quản lý và giám sát các hoạt động trong bộ phận của mình, thưởng được gọi là QA/QC/ Checker
- Các vị trí nhân sự đặc biệt có kỹ năng và tay nghề cao trong phòng marketing, thường được gọi là Specialist
- Các vị trí nhân sự chuyên viên thực hiện các công việc cụ thể như: lập kế hoạch, xây dựng nội dung, quảng cáo Facebook. Các vị trí này thường được gọi là Executive
- Ngoài ra còn các vị trí khác như thử việc, học việc tại doanh nghiệp.
Còn bên dưới đây là ví dụ về một cấu trúc phòng Marketing cho một doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ