PNL là gì, vai trò và cách tính PNL trong Marketing?

Ai kinh doanh cũng đều hướng đến mục tiêu đem về lợi nhuận, để tính ra lợi nhuận thì không mấy khó khăn, thế nhưng để tìm ra được thu nhập ròng thì còn khá ít người thực hiện. Nếu bạn bắt đầu quan tâm về những điều này và muốn sử dụng nó vào trong các quyết định cho marketing thì bạn cần phải hiểu và nắm bắt được về PNL.

PNL là gì?

PNL là viết tắt của Profit and Loss, còn được gọi là báo cáo lợi nhuận và chi phí. Trong marketing, PNL là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Nó cho phép doanh nghiệp xem xét số tiền đã chi trả cho marketing và số tiền đã thu về từ các chiến dịch đó.

Để tính PNL trong marketing, cần phải tính toán tổng chi phí cho mỗi chiến dịch marketing, bao gồm cả chi phí cho quảng cáo, sản phẩm, nhân lực, vv. Sau đó, phải tính toán tổng doanh thu từ chiến dịch marketing đó, bao gồm cả doanh thu từ bán hàng và các hoa hồng. Khi cả hai chỉ số đã được tính toán, chúng ta có thể tính toán PNL bằng cách trừ tổng chi phí từ tổng doanh thu.

Cách tính PNL trong marketing.

Bước 1: Tính toán chi phí: Tính tổng chi phí cho tất cả các chiến dịch marketing, hoạt động marketing bao gồm: chi phí quảng cáo, truyền thông, lương nhân sự, sản phẩm, dịch vụ, chi phí phát triển và bảo trì…

Bước 2: Tính toán doanh thu: Tính tổng số tiền đã thu được từ các chiến dịch marketing, bao gồm doanh thu từ bán hàng, giá trị tăng trưởng và lợi nhuận.

Bước 3: Tính toán PNL: Lấy doanh thu trừ đi chi phí. Nếu là số dương tức bạn đang có lãi và ngược lại

Bước 4: Tính thu nhập ròng bằng công thức: Thu nhập ròng = (Doanh thu + Lợi nhuận) – (Chi phí + tổn thất)

 

PNL có vai trò gì?

Để có thể nhanh chóng hiểu được vai trò của PNL là gì, chúng ta hãy làm một bài toán nho nhỏ sau đây nhé:

“Brand A bán được 20.000 hộp sữa dưỡng thể 200gr trên một năm và có giá bán là 180.000 VNĐ. Nếu thương hiệu đầu tư 40% lợi nhuận để làm ngân sách cho marketing thì số tiền đó sẽ là bao nhiêu?”

Để trả lời được bài toán này trước hết chúng ta sẽ cần một bảng báo cáo doanh thu – lợi nhuận – chi phí (đó chính là PLN). Dựa vào bảng đó ta sẽ trả lời được câu hỏi bên trên. Giả dụ ta có một cấu chúc PNL như bên dưới.

Giá người tiêu dùng mua 226.800 đ
Hoa hồng nhà bán lẻ 20%
Giá bán lẻ 189.000 đ
Hoa hồng nhà phân phối 5%
Doanh thu mang về cho công ty 180.000 đ
Tổng chi phí 73.000 đ
Chi phí quảng cáo 30.000 đ
Chí phí truyền thông 5.000 đ
Chi phí nhân sự 10.000 đ
Chi chí bao bì 3.000 đ
Chi phí sản xuất 20.000 đ
Chi phí khác 5.000 đ
Lợi nhuận cuối thu về 107.000 đ
Tỉ suất lợi nhuận 59,44%

Với tỉ suất lợi nhuận là 59,44% và các dự kiện bài toán trên ta thiết lập phép tính như sau:
– Tổng doanh thu 1 năm = 180.000VNĐ * 20.000 sản phẩm = 3,6 tỷ

> lợi nhuận = 3,6 tỷ * 59,44% = 2,14 tỷ

> Ngân sách dành cho Marketing = 2,14 tỷ * 40% = 856 triệu đồng

Vậy là bài toán đã được giải. Từ đây các bạn cũng hiểu được vai trò của PNL rồi chứ. Nó sẽ giúp chúng ta đưa ra những quyết định chính xác và khoa học để giúp doanh nghiệp mang về lợi nhuận cuối cùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *